Vấn nạn hôi chân
Là dân công sở, công việc 8 tiếng trên bàn giấy. Nhu cầu giao lưu và kết nối cao, nên vẻ bề ngoài rất quan trọng. Những gì thể hiện ra ngoài, sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đánh giá của đối tác.
Bạn tự tin về ngoại hình, gout ăn mặc, kiến thức mà bạn biết, tư duy mà bạn có. Với “sự tự tin” như vậy, mọi thứ đang cuốn theo vòng xoáy của riêng bạn.
Bạn biết đấy, bản chất của tự tin là yêu thích những gì mình có, và tự tin thể hiện nó ra ngoài. Vậy bạn có yêu mùi hôi chân của mình, và thể hiện nó ra ngoài không. Một đôi chân bốc mùi, nhớp nháp đầy khó chịu. Đang được ẩn bên trong đôi giày mà bạn đang mang, điều mà chẳng ai biết khi bạn đang mang giày cả.
Cho tới khi, các hoạt động tháo giày bắt đầu
Trước đó, bạn có thể tự tin vì mùi hôi không thể đi xuyên qua lớp giày bạn đang mang được. Còn tại thời điểm tháo giày ra, mùi “hôi hôi” đôi khi còn là “thối thối”. Chúng nhắc nhở thông qua chiếc mũi của bạn và những chiếc mũi của những người xung quanh.
Bạn có bao giờ đề cập tới vấn đề hôi chân với những người thân xung quanh chưa. Tôi thì có rồi đấy, còn nhận được khá nhiều lời khuyên. Cũng có áp dụng, nhưng chỉ đỡ một phần, chứ không triệt để được mùi hôi chân. Vì tình trạng hôi chân của tôi đã sang cấp độ 2 rồi.
Các mẹo trị hôi chân bằng phèn chua, trà xanh, giấm, kem đánh răng có giúp giảm nhẹ mùi hôi xuống. Người thân đều gặng bảo “thôi thì người khác họ cũng không để ý lắm đâu”. Đây là một lời an ủi, cho một vấn đề mà bạn không thể giải quyết? Rằng trong tương lai, bạn sẽ sống với một đôi chân bốc mùi, bạn phải chấp nhận nó.
Bạn thử tưởng tượng, khi đang ngồi ăn, bạn ngửi thấy một mùi hơi hôi hôi (chứ không nói là thối) bạn sẽ cảm thấy như thế nào. Hay trong một buổi trò chuyện, trao đổi làm việc, bạn phải ngửi cái mùi hôi đó nhưng vẫn phải chịu đựng. Quả thật là không tốt chút nào, nên việc khắc phục phải là điều hiển nhiên.
I. Nguyên nhân của bệnh hôi chân
Bệnh hôi chân, tôi sẽ tóm gọn bởi hoạt động của 3 thành phần nguyên nhân:
Chân tiết mồ hôi ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Trong đó vi khuẩn Brevibacterium, là nguyên nhân chính gây mùi hôi chân. Chúng ăn da chết trên bàn chân, protein có trong tuyến mồ hôi. Chuyển đổi amino axit methionine thành methanethiol. Đây là một chất không màu, có mùi thối. Ngoài ra Axit Isovaleric (axit 3-methyl butanoic) cũng xuất hiện trong mùi hôi chân do hoạt động của vi khuẩn Staphylococcus epidermidis.
Tuy nhiên bệnh hôi chân vẫn được xác định, là mùi do hoạt động của vi khuẩn Brevibacterium tạo thành methanethiol.
II. Các cấp độ của bệnh hôi chân
Dựa trên tốc độ phát triển của vi khuẩn gây mùi Brevibacterium. Bệnh hôi chân được chia làm 3 cấp độ. Phụ thuộc vào lượng mồ hôi, muối trong mồ hôi lượng da chết, bụi bẩn có trong giày. Trong đó mồ hôi vào muối trong mồ hôi là những thành phần khó kiểm soát nhất.
2.1. Cấp độ 1 của bệnh hôi chân
Mùi: không nặng lắm, khi rửa chân sẽ hết mùi.
Biểu hiện: Ra mồ hôi ít, mang giày lâu mới có mùi, chủ yếu là lúc mang giày da. Sử dụng các sản phẩm xịt khử mùi vẫn có tác dụng.
Nguyên nhân được xác định:
- Do lượng muối và protein trong mồ hôi cao hơn bình thường.
- Vừa bị lây mùi hôi chân do mang chung giày dép, với người bị hôi chân.
- Do thời tiết chuyển mùa.
Cần chú ý lượng da chết ở bàn chân. Vệ sinh giày thường xuyên, tránh bụi bẩn tích tụ.
2.2. Cấp độ 2 của bệnh hôi chân
Mùi: Mùi nặng, mỗi khi tháo giày, thường sẽ có mùi khá hôi hoặc thối. Rửa chân sẽ không hết được mùi.
Biểu hiện: Lúc mang giày, chân ra nhiều mồ hôi. Mùi hôi xuất hiện sau khoảng 1-2h mang giày. Ở cấp độ này, sử dụng xịt khử mùi không còn hiệu quả nữa.
Nguyên nhân được xác định:
- Do bạn gặp tình trạng tăng tiết mồ hôi.
- Lượng da chết ở bàn chân nhiều, cần chú ý tẩy da chết 2 tuần một lần.
- Chân thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn. Không vệ sinh giày thường xuyên. Tạo ra một lượng lớn thức ăn cho vi khuẩn. Vi khuẩn gây mùi tích tụ cộng thêm bụi bẩn lâu ngày. Đặc biệt là chân ra nhiều mồ hôi, gây ẩm giày.
- Để tình trạng hôi chân lâu ngày không khắc phục. Ổ vi khuẩn gây mùi ngày càng lớn.
Ở cấp độ này, chủ yếu là do bạn bị tăng tiết mồ hôi. Mồ hôi sẽ đổ ở nhiệt từ độ 31 độ C. Nhưng bạn thì ra nhiều hơn bình thường ở một số bộ phận, đặc biệt là chân. Bạn có thể tìm hiểu thêm ở bài viết dưới đây.
2.3. Cấp độ 3 của bệnh hôi chân
Mùi: Bây giờ không phải là mùi hôi nữa, mà là mùi thối.
Biểu hiện: Đổ mồ hôi nhiều mỗi khi mang giày, có mùi thối mỗi khi tháo giày. Mang dép cũng bị mùi khó chịu.
Nguyên nhân được xác định:
- Bạn đang gặp vấn đề về tăng tiết mồ hôi. Thêm vào đó, lượng muối và protein trong mồ hôi cao.
- Lượng da chết ở lòng bàn chân cao, chân thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn. Do đi chân đất nhiều.
- Ổ vi khuẩn gây mùi ở chân và giày quá lớn. Do để bệnh lâu không khắc phục, không vệ sinh giày thường xuyên.
III. Cách trị bệnh hôi chân
Đối với hôi chân ở cấp độ 1, tình trạng vẫn chưa nặng lắm. Lượng vi khuẩn gây mùi Brevibacterium trên da chưa lớn. Bạn chỉ cần làm giảm lượng mồ hôi tiết ra và sử dụng các biện pháp tiêu diệt vi khuẩn ở chân. Thì sẽ không còn mùi hôi xuất hiện, đồng thời giảm tỉ lệ bị chuyển sang hôi chân cấp độ 2 và 3.
Đối với hôi chân cấp độ 2 và 3, bạn nên sử dụng sản phẩm chuyên dụng. Do ổ vi khuẩn ở chân và giày khá lớn, những mẹo trị hôi chân thông thường khó có thể khắc phục hoàn toàn vấn đề. Với cấp độ 1, cũng có thể xem xét vì đây là phương pháp nhanh gọn nhẹ. Còn bạn có thời gian, có thể tham khảo thêm về một số mẹo dân gian hay sử dụng, nhưng chi phí cũng sẽ không thấp hơn so với sử dụng sản phẩm chuyên dụng của CHC.
V. Một số vấn đề sau, trước khi bắt đầu trị bệnh hôi chân.
Bạn có thể tham khảo thêm trong bài viết này: Hôi chân khi mang giày – Tại sao chữa mãi vẫn hôi.
Sử dụng giày thoáng khí, vệ sinh giày thường xuyên
- Mồ hôi tiết ra ở nhiệt độ trên 31 độ C. Nên cần tránh mang giày bí, rất dễ bị đổ mồ hôi nhiều. Đặc biệt là ở những ai mắc chứng tăng tiết mồ hôi. Tình trạng này càng nặng.
- Thức ăn chính của vi khuẩn là da chết và bụi bẩn. Trong quá trình sử dụng, ra chết và bụi bẩn vô tình đã tích tụ trong giày. Nên bạn cần thường xuyên vệ sinh, thay lót giày. Sẽ làm giảm nguy cơ phát triển vi khuẩn gây mùi Brevibacterium.
- Không mang chung giày và vớ. Vì vi khuẩn gây mùi rất dễ bị lây nhiễm.
- Nên sử dụng baking soda, phèn chua hoặc bột chống hôi chân khi mang giày. Tuy đơn giản nhưng lại đặc biệt hiệu quả.
Giữ cho đôi chân luôn sạch sẽ, khô thoáng
- Do chân là nơi có tầng sừng dày nhất trên cơ thể người. Đồng nghĩa với lượng da chết nhiều nhất. Nên bạn cần chú ý tẩy da chết dưới da thường xuyên. Có thể bằng ngâm chân thảo mộc, nước muối hoặc đơn giản là sử dụng xà phòng hằng ngày.
- Thường xuyên xoa kem dưỡng giúp da mềm mại. Cắt tỉa móng chân thường xuyên.
- Lau sạch chân trước khi rửa. Tránh vừa rửa chân xong mang giày luôn, vì dễ bị ẩm. Vì khuẩn gây mùi hôi chân sẽ phát triển mạnh.
- Sử dụng tất và lót giày có độ dày, để thấm hút mồ hôi tốt hơn. Và nhớ là thay thường xuyên để tránh vi khuẩn tích tụ và phát sinh.
VI. Cách trị hôi chân bằng mẹo
Tùy theo từng cấp độ, mà cũng có các cách trị khác nhau. Đối với các mẹo tôi giới thiệu, sẽ có công dụng là tiêu diệt vi khuẩn gây mùi, tẩy da chết (hoặc cả hai). Nên bạn cần chú ý, trước khi sử dụng các mẹo dưới đây. Vệ sinh giày trước, để tránh việc vi khuẩn đang tích tụ ở đáy giày. Làm giảm đi công hiệu, do vi khuẩn sẽ trở lại rất nhanh khi bạn mang giày trở lại.
Để duy trì, sẽ hơi tốn thời gian một chút.
6.1 Trị hôi chân bằng phèn chua
Phèn chua, hay còn được gọi là bạch phàn. Đây là một loại muối sunfat từ nhôm và kali, acid mạnh và base mạnh. Nên phèn chua có khả năng sát khuẩn, kháng khuẩn, chống viêm rất tốt. Đặc biệt là tiêu diệt vi khuẩn gây mùi Brevibacterium tại chân.
Thông thường thì phương pháp này, phù hợp với những ai bị hôi chân ở cấp độ 1. Đối với cấp độ 2 thì sẽ giảm được phần nào. Chứ không thể khỏi hoàn toàn được.
Bạn có thể sử dụng phèn chua, để giúp mang giày không bị hôi như sau:
Sử dụng phèn chua nguyên chất, bạn cần phải qua công đoạn chưng cất phèn chua. Phương pháp chưng cất phèn chua như sau:
Bước 1: Chuẩn bị phèn chua, nồi đất chưng cất, hũ thuỷ tinh.
Bước 2: Say nguyễn phèn chua, bỏ vào nồi đất đun lửa.
Bước 3: Đun cho phèn chua tan chảy, tiếp tục đun bằng lửa nhỏ cho rút hết nước. Phi rút hết nước, phèn chua sẽ có dạng xốp. Dân gian thường gọi là phèn phi.
Bước 4: Lấy phèn phi xay mịn bỏ vào hũ thuỷ tinh tránh ẩm và dùng dần.
Đối với hôi chân và công việc thường xuyên phải đi giày. Bạn lấy phèn phi rắc một lớp mỏng vào đáy giày. Áp dụng đều và trước khi mang giày để có hiệu quả tốt nhất.
6.2 Trị hôi chân bằng trà xanh
Trà xanh có tác dụng rất tốt trong khử mùi, cùng khả năng hạn chế tiết mồ hôi cực kỳ hiệu quả. Đặc biệt là khả năng chống oxy hoá, phục hồi tế bào trong trà xanh. Bạn chỉ cần ngâm chân với nước trà xanh, mỗi tối trước khi đi ngủ. Vấn đề hôi chân sẽ được cải thiện rõ ràng.
Nguyên liệu:
100 gram trà tươi hoặc 20 gram trà khô
2 thìa cafe muối
Cách thực hiện:
Bước 1: Nấu nước trà lên, sau đó thả 2 thìa cafe muối vào.
Bước 2: Để sôi khoảng 10 phút thì bắc ra, để ấm và đổ vào chậu ngâm chân.
Bước 3: Rửa chân sạch và ngâm trong nước trà khoảng 20 phút. Sau đó để chân khô tự nhiên.
Bạn cần duy trì đều mỗi ngày trước khi đi ngủ, trong 2 tuần để đạt hiệu quả tối ưu nhất.
6.3. Trị hôi chân bằng giấm
Giấm là một loại acid tự nhiên có khả năng sát khuẩn, chống viêm rất tốt. Bên cạnh đó, giấm còn chứa một số acid amin, giúp làm mềm và tái tạo da. Chính vì thế mà giấm thường được dùng trong các mẹo trị hôi chân, trong dân gian.
Cách sử dụng:
Bước 1: Chuẩn bị 100ml nước giấm, rửa chân thật sạch
Bước 2: Trước khi đi ngủ, cho nước giấm vào chân và massage đều. Làm vậy trong 5 phút, để khô và lặp lại một lần nữa.
Bước 3: Để như vậy, sáng mai rửa lại bằng nước sạch.
Bạn duy trì trong 1 tuần để hiệu quả được tốt nhất.
Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng giấm và phèn chua để làm dung môi ngâm chân trước khi đi ngủ
Chuẩn bị:
3 thìa cà phê phèn chua
1 thìa cà phê giấm
2 lít nước sạch
1 chậu nhỏ
Các thực hiện
Bước 1: Đun nước cho ấm lên, đổ vào chậu cùng phèn chua và giấm. Đợi cho hỗn hợp tan hoàn toàn thành dung môi.
Bước 2: Rửa sạch chân và ngâm vào chậu nhỏ trong 20 phút, trước khi đi ngủ.
Thực hiện đều 2 lần một tuần để có hiệu quả tốt nhất. Dùng nước ấm để nở các lỗ chân lông, và tẩy da chết.
6.4. Trị hôi chân bằng kem đánh răng
Trong kem đánh răng có thành phần của Silica, hương liệu. Nên khả năng khử mùi và sát khuẩn rất tốt. Bên cạnh đó, đây là sản phẩm rất phổ biến tại gia đình. Nên kem đánh răng là một sản phẩm tiện lợi giúp bạn xử lý mùi khó chịu tại nhà.
Mẹo trị hôi chân bằng kem đánh răng rất đơn giản. Đầu tiên bạn rửa chân thật sạch và lau khô. Sau đó lấy kem đánh răng thoa đều lên 2 gan bàn chân. Massage đều lòng bàn chân, các kẽ ngón chân khoảng 20 phút. Đến khi kem đánh răng khô lại thì rửa lại bằng nước sạch. Bạn cần duy trì đều hằng ngày như vậy, để trị dứt điểm mùi hôi.
Nhưng kem đánh răng thường kết hợp với chanh tươi để đạt hiệu quả tối ưu nhất. Trong phương pháp trị hôi chân hiệu quả tại nhà.
Nguyên liệu:
6gram kem đánh răng
2 quả chanh tươi
Trong chanh có nhiều vitamin cùng acid tự nhiên. Acid này sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mùi, tẩy da chết hiệu quả.
Cách thực hiện:
Bước 1: Rửa chân thật sạch, sau đó dùng ½ quả chanh chà vào chân để tẩy da chết và bụi bẩn.
Bước 2: Trộn 6 gram kem đánh răng với 3/2 quả chanh còn lại, khuấy đều cho tới khi hỗn hợp đồng nhất.
Bước 3: Dùng hỗn hợp này massage đều vào lòng bàn chân, kẽ ngón chân. Sau 15 phút thì rửa lại bằng nước ấm.
Thực hiện đều đặn trong 2 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Trị hôi chân
Bệnh hôi chân được chia làm 3 cấp độ, tùy vào tình trạng mồ hôi, muối và protein trong mồ hôi. Sẽ có cách trị hôi chân khác nhau dựa theo từng cấp độ.