Mồ hôi là gì? Tác dụng của mồ hôi đối với cơ thể và những vấn đề về mồ hôi thường gặp

I. Mồ hôi là gì?

Mồ hôi là một chất dịch lỏng chứa nhiều hoạt chất tan, chủ yếu là muối Clorua, chất thơm methylphenol, cùng một lượng nhỏ ure, muối khoáng, axit lactic. Thành phần muối khoáng trong mồ hôi sẽ thay đổi theo tuỳ tạng người, khả năng thích nghi với cái nóng và cường độ lao động.

Khi cơ thể bài tiết mồ hôi sẽ gọi là ra mồ hôi hay đổ mồ hôi, còn hiện tượng ra nhiều mồ hôi với cường độ cao được gọi là vã mồ hôi hay toát mồ hôi. Đổ mồ hôi sẽ giúp điều hoà thân nhiệt, giảm nguy cơ đột quỵ hay kiệt sức vì nóng. Mồ hôi trên da bốc hơi có tác dụng làm mát cơ thể nhờ nhiệt độ hoá hơi của nước. Chính vì vậy, trong thời tiết nóng bức hay cơ bắp sinh ra một lượng lớn nhiệt lượng do vận động với cường độ cao, cơ thể sẽ tiết ra nhiều mồ làm mát cơ thể.

Bên cạnh việc sinh ra do hoạt động với cường độ cao, đổ mồ hôi nhiều còn do:

Tâm lý: Xuất hiện khi bị stress, sự bài tiết này có nguồn gốc từ trung ương, xảy ra rất nhanh (dưới 20 giây), liên quan tới sự co thắt của các tuyến bài tiết mồ hôi ở khu vực trung bì. Vị trí xuất hiện cũng rất đặc biệt, thường ở lòng bàn tay, nách, háng và bàn chân. Hiện tượng này còn được gọi là “toát mồ hôi lạnh”.

Nhiệt độ: Khi nhiệt độ môi trường trên 31 độ thì cơ thể bắt đầu toát mồ hôi khắp người. 

Vị giác: Thường xảy ra ở người bình khi ăn ớt cay. Mồ hôi đầu tiên bài tiết ở mặt, lan ra cổ, đôi lúc sẽ lan ra cả thân tuỳ thuộc vào cung phản xạ tuỷ.

Một nghiên cứu ở Nhật Bản chỉ ra rằng, ở nam giới quá trình đổ mồ hôi nhanh hơn nhiều so với nữ giới. Trong trường hợp làm việc với cường độ cao, tập thể dục thể thao thì nam giới đổ mồ hôi gấp đôi phụ nữ và kèm theo một lượng nhỏ Pheromone.

II. Tác dụng khác của mồ hôi

Giảm nguy cơ tích tụ mầm bệnh, đào thải độc tố trong cơ thể

Theo các chuyên gia về nội tiết tố, việc đổ mồ hôi là phương pháp tốt nhất để thải độc tố trong cơ thể như axit lactic, chì, ure… hỗ trợ phòng ngừa ung thư. Vận động sẽ đổ mồ hôi giúp đẩy nhanh quá trình lưu thông và trao đổi chất trong cơ thể. 

Bên cạnh đó đổ mồ hôi quá mức cũng gây ra một số khó chịu nhất định, đặc biệt với những ai bị ra mồ hôi tay, nách gây ra mùi khó chịu. Ảnh hưởng tới giao tiếp đời sống thường ngày.

2.1 Chống nhiễm trùng, dưỡng ẩm, chăm sóc da

Khi đổ mồ hôi, lỗ chân lông sẽ nở ra để giải phóng độc, chất thải, cùng một số kháng sinh tự nhiên (dermcidin) giúp chống lại nhiễm trùng da. 

Đối với những người không đổ mồ hôi, hoặc đổ mồ hôi ít sẽ làm quá trình trao đổi chất ở da chậm lại cũng như khả năng đào thải độc tố kém. Không thể hỗ trợ đào thải độc tố làm tắc nghẽn lỗ chân lông, loại bỏ mụn trứng cá trên da. 

2.2 Giảm mệt mỏi, cải thiện tâm trạng

Khi vận động mạnh cơ thể sẽ giải phóng hormone endorphin làm cơ thể thấy sảng khoái hơn. Do đó người chăm vận động và tập thể dục sẽ cảm thấy hứng khởi hơn, tâm trạng tốt, ít mệt mỏi cũng như giàu năng lượng hơn người ít vận động

2.3 Giúp vết thương mau lành

Mồ hôi toát ra như một liều thuốc giảm đau, đồng thời chứa một lượng nhỏ tế bào gốc giúp vết thương mau lành. Nếu cơ thể ngừng đổ mồ hôi, đồng nghĩa với việc tích tụ bệnh tật và cảm thấy đau đớn, vết thương sẽ khó lành. 

2.4 Cải thiện hệ miễn dịch

Nhờ vào khả năng thải độc, axit béo và một số vi chất có hại, bên cạnh đó là một số chất chống viêm, kháng khuẩn có thể chống lại virus, vi khuẩn và nấm một cách hiệu quả. Ra mồ hôi giúp cơ thể chúng ta khoẻ mạnh và tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng tự miễn dịch. Chỉ cần 30-45 tập thể dục một ngày, 5 ngày một tuần, cơ thể ra mồ hôi, khả năng miễn dịch của cơ thể sẽ tăng dần.

III. Các loại mồ hôi thường gặp

3.1 Mồ hôi dầu

Đây là nỗi ám ảnh của nhiều người, khác với mồ hôi thường giúp các lỗ chân lông thông thoáng. Mồ hôi dầu khiến bạn khó chịu, cảm giác nhờn rít, khi khô sẽ bít các lỗ chân lông gây dị ứng và mụn nhọt. 

Mồ hôi dầu thường ở vùng mặt và da đầu, cũng có ở tay và bàn chân, nách khiến mùi hôi thêm nặng.

3.2 Mồ hôi máu

Chứng đổ mồ hôi máu là tình trạng rất hiếm gặp, xảy ra ở người trong trạng thái tâm thần, cảm xúc và căng thẳng thể lý một cách cực độ. Mồ hôi máu có thể liên quan tới chứng bệnh thặng dư sắt, do tích tụ sắc tố máu trong các tế bào nhu mô, gây tổn thương mô và làm rối loạn các chứng năng của gan, tim, tuyến tụy và tuyến yên. Các dấu hiệu lâm sàng như: Da sạm màu, bệnh khớp, tiểu đường, xơ gan và rụng tóc.

3.3 Mồ hôi lạnh

Đổ mồ hôi lạnh là một dấu hiệu của stress, nguyên nhân có thể do tinh thần hoặc sức khoẻ. Mặc dù vậy thì mồ hôi lạnh cũng có tác dụng làm mát cơ thể, và thường xuất hiện ở bàn tay, nách, háng và lòng bàn chân. 

Mồ hôi lạnh thường xuất hiện đột ngột (khoảng 20s) và do nhiều nguyên do. Bạn cần tìm hiểu thêm hoặc đi tới cơ sở ý tế để khắc phục tình trạng đổ mồ hôi lạnh ngay, tránh để lâu.

3.4 Mồ hôi trộm – Đổ mồ hôi đêm

Đổ mồ hôi trộm là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ có độ tuổi trên 3 tháng, cũng có ở cả nam nữ lớn tuổi nhưng rất hạn chế. Tình trạng này thường xuất hiện vào ban đêm, ở các vị trí như tay, chân, nách, lưng, gáy ngay cả khi thời tiết lạnh và có thể làm ướt cả quần áo, giường ngủ. 

Nguyên nhân có thể do: Lạm dụnng chất kích thích, hạ đường huyết, lo lắng quá mức, rối loạn nội tiết, ung thư, xơ hoá tuỷ xương, rỗng tuỷ xương…

Triệu chứng: Ho, tiêu chảy, run, ớn lạnh, sốt, tác dụng phụ của các loại thuốc, sụt cân không nguyên do, các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh. 

Đối tượng dễ bị mồ hôi trộm: Tập thể dục trước khi ngủ, uống nước nóng trước khi ngủ, sử dụng rượu bia, ngủ quá nóng, nữ mãn kinh, ăn cay trước khi ngủ. 

Bài viết đã được tạo 26

Bài liên quan

Bắt đầu nhập từ khoá bên trên và nhấp enter để tìm kiếm. Nhấn ESC để huỷ.

Trở lên trên
Liên Hệ