Cấu tạo và chức năng của da – Những loại vi khuẩn phổ biến thường phát triển trên da

Định nghĩa về Da

Da là hệ thống bao bọc toàn cơ thể, có tác dụng bảo vệ các bộ phận trong cơ thể với các tác nhân gây hại bên ngoài môi trường. Da chiếm khoảng 16% trong lượng cơ thể, có diện tích khoảng 1,6m2 và là cơ quan lớn nhất trên cơ thể người. 

I. Cấu tạo Da

Da được chia làm 3 phần: Biểu Bì – Thân Bì – Hạ Bì

Lớp Biểu Bì

Dày khoảng 0,2mm gồm tầng sừng và tầng tế bào sống. Lớp bì sẽ dày mỏng khác nhau ở từng vùng, mỏng nhất là ở vùng quanh mắt và dày nhất là ở vùng chân. 

Tầng tế bào sống nằm ngay dưới tầng sừng, có khả năng phân chia tế bào thay cho tầng sừng đã bong ra. Đây cũng là tầng chứa các sắc tố quy định màu da.

Tầng sừng bao gồm những tế bào chết đã hoá sừng, xếp sít nhau và dễ bong. Và đây cũng là kết quả của quá trình sừng hoá của lớp tế bào sống. 

Quá trình sừng hoá của lớp biểu bì

Quá trình sừng hoá thường mất khoảng 28 ngày, trong đó 14 ngày để tế bào di chuyển từ tầng tế bào sống lên tầng sừng và 14 ngày để tầng sừng bong tróc. Càng lớn tuổi, quá trình này càng lâu. Nên theo thời gian, da của những người lớn tuổi sẽ ngày càng dày và trở nên nhăn nheo. 

Bộ phận thể hiện quá trình sừng hoá quá độ là ở bàn chân, lớp sừng dày. Đây cũng là nơi biểu hiện những vấn đề của quá trình sừng hoá quá độ như: mồ hôi dầu, da nhăn, lượng vi khuẩn lớn và dễ phát sinh, đặc biệt là rất dễ gây ra mùi khó chịu. 

Lớp Bì – Lớp Trung Bì

Nằm ngay dưới và cung cấp dinh dưỡng cho lớp biểu bì, thân bì giúp duy trì sự săn chắc và đàn hồi của da. 

Thân bì bao gồm những bó sợi, sợi keo, sợi lưới và sợi đàn hồi (hay còn gọi là collagen). Khi còn trẻ những sợi này liên kết chặt chẽ giúp cho da săn chắc, mềm mại. Nhưng có 1 năm, trung bình sẽ có 1% lượng collagen mất đi. 

Các cơ quan có trong lớp trung bì: Thụ quan, tuyến nhờn, chân lông, tuyến mồ hôi, dây thần kinh và mạch máu. 

  • Các dây thụ cảm dưới da giúp chúng ta nhận biết được nóng, lạnh, độ cứng, mềm của vật mà ta tiếp xúc.
  • Đồng thời da sẽ có các phản ứng khi trời quá nóng, quá lạnh hay khi vận động mạnh.

Khi trời nóng, vận động mạnh: các mao mạch dưới da dãn => Tuyến mồ hôi tiết ra nhiều mồ hôi

Khi trời lạnh: mao mạch dưới da co lại => Cơ chân lông co lại.

Lớp Mỡ Dưới Da – Hạ Bì 

Đây là lớp nằm dưới lớp trung bì, bao gồm các tế bào mỡ hình tổ ong giúp dự trữ năng lượng. Các mô mỡ gắn kết lại với nhau thành nhóm hoạt động như một tấm đệm giúp điều hoà thân nhiệt và bảo vệ cơ xương. 

Mô mỡ ở phụ nữ sẽ dày hơn nam giới, nên cơ thể phụ nữ sẽ uyển chuyển cùng những đường cong quyến rũ. Nhưng phụ nữ cũng rất dễ tăng cân béo phì. 

II. Chức năng của da

Da là lớp màng sinh học, không chỉ bao bọc ngoài cơ thể mà còn có nhiều chức năng khác như: 

  • Điều hoà giữ nhiệt độ cơ thể: Giữ cơ thể luôn ở mức nhiệt khoảng 37 độ C
  • Bài tiết chất độc ra khỏi cơ thể: ure, ammonia, acid uric…
  • Tạo vitamin D: Giúp cho sự tăng trưởng và phát triển của xương. 
  • Giữ ẩm cho cơ thể: Tránh sự bốc hơi nước làm khô da
  • Thu nhận cảm giác: Nóng lạnh, đau, cứng, mềm…

Bạn có thể tìm hiểu thêm một số chức năng của da thông qua bài viết về mồ hôi

2.1 Tại sao trên da lại có nhiều vi khuẩn và có những vi khuẩn phổ biến nào phát triển trên da

Da được ví như lớp giáp có khả năng bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây hại đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, theo nghiên cứu thì cứ mỗi 1 centimet da thì có tới 1 triệu con vi khuẩn, 500 chủng loài từ có hại tới có lợi. Những loại vi khuẩn này sẽ tự kiểm soát lẫn nhau, nhờ vào lượng thức ăn có sẵn từ lớp sừng trên da và một phần từ dịch mồ hôi được tiết ra từ cơ thể. 

Mỗi vùng da khác nhau thì sẽ là nơi cư ngụ của những loài vi khuẩn khác nhau chiếm ưu thế. Chẳng hạn như vùng đầu, vùng cổ, vùng da mặt thường có tuyến bã nhờn. Vùng nách, chân thường có nếp gấp và ẩm ướt…. 

Hệ vi khuẩn cũng có loại trú ngắn hạn và dài hạn, chủ yếu phụ thuộc vào khả năng bám dính, khả năng thích nghi với môi trường khô và acid trên da. 

Dưới đây là một số dòng vi khuẩn phổ biến trên da người mà bạn nên tìm hiểu:

Vi khuẩn gây mụn P. acnes

Đây là dòng vi khuẩn phát triển mạnh ở vùng da dầu của mặt và tóc. Những vi khuẩn này sẽ phát triển mạnh khi da có một lượng dầu dư thừa và lỗ chân lông bị tắc. Bã nhờn là một dạng lipid bao gồm các chất béo, cholesterol… giúp giữ ẩm cho da, bảo vệ tóc. Tuy vậy, khi lượng bã nhờn bị dư thừa kiến các lỗ chân lông bị ứ tắc lại trở thành điều kiện sống lý tưởng cho vi khuẩn Propionibacterium Acnes phát triển. Và đây cũng là vi khuẩn chính gây ra các tình trạng mụn nhọt, viên trên da.

Vi khuẩn Staphylococcus

Là một dạng vi khuẩn phổ biến trên da, thường phát triển mạnh ở vùng mũi, cổ họng (đường hô hấp). Staphylococcus có thể gây ra một số vấn đề tới hệ miễn dịch thông qua các vết thương hở gây nhiễm trùng, phát ban, sốt xuất huyết, thấp khớp… Đây còn được gọi là vi khuẩn ăn thịt vì nó phá huỷ các mô tới hoại tử. 

Vi khuẩn BreviBacterium

Đây là dòng vi khuẩn thường trú ngụ tại nơi ẩm và có da gấp khúc như ở bàn chân và nách. Chúng phát triển mạnh nhờ nguồn dinh dưỡng từ da chết, bụi bẩn và mồ hôi. Đây là dòng vi khuẩn tương đối vô hại, nhưng khi phát triển với số lượng lớn thì sẽ gây ra mùi khó chịu, đôi khi là tạo ra các ổ viêm gây mùi khó chịu và khó có thể khắc phục.

Đặc biệt là vùng chân, quá trình sừng hoá chậm nên lượng da chết tích tụ nhiều lại càng dễ trở thành ổ phát triển cho Brevibacterium.

Bài viết đã được tạo 25

Bài liên quan

Bắt đầu nhập từ khoá bên trên và nhấp enter để tìm kiếm. Nhấn ESC để huỷ.

Trở lên trên
Liên Hệ