Đổ mồ hôi là một phản ứng bình thường của cơ thể giúp cân bằng thân nhiệt và loại bỏ độc tố bên trong cơ thể. Khi đổ mồ hôi nhiều có thể do cơ thể hoạt động với cường độ cao, hoặc thời tiết nóng bức. Tuy nhiên sẽ có một số trường hợp, cơ thể vẫn đổ mồ hôi nhiều mà không nóng. Tình trạng này thường xảy ra ở một số bộ phận cụ thể như tay, chân, đầu, nách trong khi các bộ phận khác vẫn khô. Các chuyên gia gọi đây là tình trạng tăng tiết mồ hôi hay tăng bài tiết ở trung tâm bài tiết mồ hôi.
I. Nguyên nhân gây ra tình trạng tăng tiết mồ hôi, đổ mồ hôi nhiều và cách khắc phục
Nguyên nhân có thể nhiều, nhưng sẽ có 7 nguyên nhân chính gây ra vấn đề tăng tiết mồ hôi bao gồm.
A. Cường giao cảm
Đây là nguyên phổ biến nhất ở những người mắc chứng tăng tiết mồ hôi, đổ mồ hôi nhiều lâu năm hoặc từ khi còn nhỏ. Mồ hôi nhiều do cường giao cảm thường rất khó chữa nếu không tìm đúng biện pháp, theo từng cơ địa của mỗi người. Ngày này đã có nhiều cách được áp dụng cho chứng tăng tiết mồ hôi như: Tiêm botox, dùng thuốc xịt, bột rắc làm giảm mồ hôi hay uống thuốc ức chế thần kinh giao cảm.
Tất cả đều có hiệu quả nhưng tỷ lệ tái phát cao, người mắc thường phải sử dụng thường xuyên hoặc điều trị nhiều đợt.
Hiện nay có một số cơ sở có cung cấp dịch vụ cắt hạch giao cảm, nạo hút tuyến mồ hôi. Những phương pháp này có thể là dứt điểm chứng ra mồ hôi nhiều ở nhiều vị trí, nhưng sẽ bị đổ mồ hôi bù trừ vào vị trí khác, đồng thời gây khô ráp vùng da được điều trị. Một khi đã phẫu thuật hạch hay tuyến mồ hôi thì sẽ không thể nối lại được, nên tôi khuyến cáo bạn cần phải suy nghĩ thật kỹ trước khi sử dụng phương pháp này.
B. Cường giáp
Rối loạn tuyến giáp cũng là một khả năng gây ra chứng đổ mồ hôi nhiều. Vì hormon tuyến giáp có thể kích thích hoạt động của tuyến mồ hôi. Bạn cần chú ý vào các triệu chứng như: tay run, lo âu, hay hồi hộp, rối loạn giấc ngủ, sợ nóng, thèm ăn, ăn nhiều nhưng giảm cân. Nếu có những triệu chứng này, bạn cần đến cơ sở y tế và kiểm tra nội tiết để được khắc phục sớm. Vì bệnh tuyến giáp để lâu ngày không chỉ gây ra vấn đề về mồ hôi, để lâu có thể ảnh hưởng tới tim mạch rất nguy hiểm.
C. Rối loạn hormon sinh dục
Vấn đề này thường xảy ra ở nam giới, khi mức testosterone giảm xuống thấp dẫn tới sai lệch trong việc truyền tin rằng cơ thể đang nóng. Khiến não chỉ huy tăng đổ mồ hôi để hạ nhiệt. Để khắc phục tình trạng này cần bổ sung testosterone dạng viên hoặc uống.
Với nữ giới thì thường gặp ở giai đoạn tiền mãn kinh, khi nồng độ estrogen giảm xuống thấp.
D. Nhiễm trùng
Đây cũng là một tình trạng thường gặp, thường toát mồ hôi vào khoảng chiều tối hoặc nửa đêm đi kèm với ho dai dẳng kéo dài, sốt cao, ớn lạnh, sụt cân nhanh… Nếu bản thân đang mắc các triệu chứng này, bạn nên tìm tới cơ sở ý tế để được kiểm tra nguyên nhân.
E. Rối loạn lo âu
Những bệnh nhân rối loạn lo âu thường bị đổ mồ hôi nhiều, kèm với đó là hiện tượng buồn nôn, tiêu chảy, mất ngủ, kém tập trung.
Để khắc phục tình trạng này bạn cần sử dụng tới thuốc an thần, các liệu pháp tâm lý để ổn định tình trạng và đẩy lùi các triệu chứng.
F. Hạ đường huyết
Tình trạng này thường xảy ra do tác dụng phụ của thuốc hạ đường huyết, ở những bệnh nhân đái tháo đường lâu năm hoặc hay bỏ bữa ăn. Lượng glucose trong máu giảm, kích thích hệ giao cảm hoạt động mạnh để tiết adrenalin gây đổ mồ hôi.
Nếu tình trạng này thường xảy ra, bạn cần mang theo kẹo ngọt để ăn mỗi khi hạ đường huyết, đồng thời đi khám sớm để có giải pháp cụ thể cũng như điều chỉnh chế độ ăn uống một cách khoa học.
G. Hoạt động cường độ cao, nhiệt độ cao
Tình trạng này xảy ra khi cơ thể hoạt động với cường độ cao, các cơ hoạt động đốt cháy nhiều năng lượng khiến cơ thể nóng lên, hay nóng lên do thời tiết bên ngoài cao thì cơ thể sẽ tự đổ mồ hôi để làm mát cơ thể, giảm stress.
Có thể bạn quan tâm:
Tại sao lại bị đổ mồ hôi nhiều và đổ mồ hôi nhiều có tốt không? Và cách khắc phục
Vì sao lại hôi chân – Nguyên nhân và cách khắc phục hôi chân hiệu quả