Vì sao lại hôi chân – Nguyên nhân và cách khắc phục hôi chân hiệu quả

Để tìm hiểu nguyên nhân của mùi hôi chân, trước tiên ta cần hiểu cơ chế ra mồ hôi trước.

I. Nguyên nhân ra mồ hôi chân 

Đổ mồ hôi là tình trạng bình thường của cơ thể, phản ứng với môi trường tự nhiên trên 31 độ C, hoặc khi cơ thể vận động nhiều hoặc với cường độ cao. Đôi khi là do tâm lý, áp lực công việc, stress quá độ và kể cả là do chế độ ăn uống (quá nhiều đồ cay). 

Về cơ bản, ra mồ hôi là cơ chế tự nhiên của cơ thể giúp làm mát và thải độc. Ở nam giới lượng mồ hôi cơ thể tiết ra hằng ngày gấp 1,5-2 lần so với nữ giới (khoảng 500-700ml). Trong mồ hôi tiết ra, sẽ chứa một số muối khoáng như: Natri (0.9gram/lít), kali (0,2g/lít), canxi (0,015g/lít), magie (0,0013g/lít). Cùng nhiều nguyên tố vi lượng khác như kẽm, đồng, sắt, crom, chì, ure. Nhiều ít sẽ phụ thuộc vào chế độ ăn uống của mỗi người. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra mùi khó chịu ở chân, mà tôi sẽ nêu ra ở phần dưới của bài viết.

1.1 Tình trạng tăng tiết mồ hôi – Đổ mồ hôi nhiều

Tình trạng tăng tiết mồ hôi là tình trạng tăng bài tiết ở trung tâm bài tiết mồ hôi. Tăng tiết mồ hôi khiến cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn mức bình thường. Tình trạng này thường xảy ra ở một số bộ phận của cơ thể như: tay, chân, nách hoặc đầu. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt hằng ngày, nếu kéo dài sẽ gây nhiễm trùng da. 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đổ mồ hôi nhiều như: 

  • Mắc bệnh về thần kinh giao cảm
  • Đang mang thai
  • Béo phì, thừa cân
  • Sử dụng chất kích thích, chất có cồn
  • Bị cảm, cúm, ốm…
  • Ăn đồ cay nóng
  • Do lao động với cường độ cao 
  • Do tâm lý, stress, áp lực công việc

Bạn có thể tìm hiểu thêm về vấn đề tăng tiết mồ hôi tại đây.

1.2 Tại sao khi chân đổ mồ hôi lại có mùi khó chịu

Đây là nội dung trọng tâm của bài viết, giúp bạn nhận thức rõ hơn về tình trạng hiện tại của bản thân. Từ đó bạn có thể đưa ra những giải pháp cụ thể và đơn giản, nhằm cải thiện tình trạng mùi khó chịu ở chân. 

Ở đây, nhóm nghiên cứu thuộc viện vi sinh chúng tôi đã có một nghiên cứu về vi khuẩn gây mùi chính là vi khuẩn Brevibacterium. Các điều kiện sinh trưởng, điều kiện chết, cơ chế chuyển đổi mùi hôi… của dòng vi khuẩn brevibacterium. Đây là dòng vi khuẩn phát triển mạnh ở những vùng da có nếp gấp như chân, nách. Chúng ăn da chết, một lượng nhỏ protein và khoáng trong mồ hôi để phát triển.

Dưới đây, tôi sẽ liệt kê ra 3 thành tố chính gây ra mùi hôi chân. Đặc biệt là những người có mồ hôi nhiều ở chân, mồ hôi nhiều muối và protein do chế độ ăn uống, công việc thường xuyên phải mang giày, hoạt động với cường độ cao. Thì tình trạng này sẽ nặng hơn và ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hằng ngày.

A. Thành tố 1: Mồ hôi chân 

Có 2 nguyên nhân chính của mồ hôi, góp phần vào sự phát triển của vi khuẩn gây mùi Brevibacterium phát triển là: 

Lượng muối khoáng, protein trong mồ hôi quá cao

Như tôi đã viết ở phần đầu, mồ hôi chứa các muối khoáng như: Natri (0.9gram/lít), kali (0,2g/lít), canxi (0,015g/lít), magie (0,0013g/lít). Cùng nhiều nguyên tố vi lượng khác như kẽm, đồng, sắt, crom, chì, ure. Bên cạnh đó sẽ có một số acid béo, protein bổ xung một lượng lớn thức ăn cho vi khuẩn phát sinh. Lượng vi chất này là do thói quen ăn uống, điều kiện sinh hoạt gây ra. Để khắc phục bạn chỉ có thể thay đổi thói quen sinh hoạt, cải thiện khẩu phần ăn uống khoa học hơn. 

Người ra quá nhiều mồ hôi 

Đây là lý do chính khiến nhiều người mắc bệnh hôi chân, nam giới sẽ chiếm phần lớn. Vì tuyến mồ hôi của nam giới nhiều gấp 1,5-2 lần so với nữ giới. Mồ hôi giúp làm mềm da chết, bụi bẩn tạo điều cho vi khuẩn sinh trưởng. Một môi trường hoàn hảo, đầy thức ăn, đầy kết dính giúp vi khuẩn bám chặt vào lòng bàn chân. 

Với tình trạng này, sẽ có nhiều giải pháp được đề xuất như: 

  • Sử dụng bột giúp hỗ trợ kiểm soát mồ hôi – Tôi đồng ý với phương pháp tạm thời này
  • Cắt tuyến thần kinh giao hạch – Là một điều hạn chế, bước đi cuối cùng. Vì bên cạnh sự khó chịu ấy, bài tiết mồ hôi còn giúp thải độc, làm mát cơ thể, đồng giúp cơ thể giảm stress. Và ngay cả trong mồ hôi đã có một lượng nhỏ chất kháng khuẩn, chống viêm rồi. 

(bạn có thể truy cập vào đây để tìm hiểu thêm về mồ hôi)

B. Thành tố 2:  Bụi bẩn và da chết 

Thành tố 2 đóng vai trò quyết định tới số lượng vi khuẩn ở lòng bàn chân của bạn. Đây là nguồn thức ăn chính giúp cộng đồng vi khuẩn Brevibacterium phát triển. Nhưng sẽ là thật khó để khắc phục hoàn toàn khi: 

  • Chân là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với mặt đất trong sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt là khi bạn đi chân đất hoặc đi dép
  • Ở độ tuổi 18-35, cứ trung bình 14 ngày sẽ có một lớp tế bào chết gia nhập vào lớp sừng. Những lớp da chết ở tầng sừng cần 14 ngày để bung ra, ở độ tuổi lớn hơn thì thời gian để lớp da chết tại tầng sừng bung ra sẽ lâu hơn. Ở gót chân cũng như thế, da chết ở tầng sừng có thời gian bung rất lâu, khiến đây là một trong ít bộ phận có tầng sừng rất dày, lượng da chết lớn. Đặc biệt khi kết hợp với những người có tuyến mồ hôi nhiều, thì bàn chân quả trở thành một nơi tuyệt vời cho sự phát triển của vi khuẩn gây mùi. 
  • Giày: Đây cũng là nơi tích tụ vi khuẩn vì lượng da chết, bụi bẩn, bí khí và rất dễ tạo môi trường ẩn cho sự phát triển của Brevibacterium sau một thời gian sử dụng.

C. Thành tố 3: Vi khuẩn gây mùi Brevibacterium

Tôi xin lấy 1 trích dẫn tôi có viết một bài về vi khuẩn này trước đó: “Brevibacterium là dòng vi khuẩn thường trú ngụ tại nơi ẩm và có da gấp khúc như ở bàn chân và nách. Chúng phát triển mạnh nhờ nguồn dinh dưỡng từ da chết, bụi bẩn và mồ hôi. Đây là dòng vi khuẩn tương đối vô hại, nhưng khi phát triển với số lượng lớn thì lại là nguyên nhân chính gây ra mùi chân.

Chân tiết mồ hôi, làm ẩm môi trường xung quanh tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, trong số đó có vi khuẩn Brevibacterium. Chúng ăn da chết trên bàn chân, protein có trong tuyến mồ hôi và chuyển đổi amino axit methionine thành methanethiol là một chất không màu, có mùi thối. Ngoài ra Axit Isovaleric (axit 3-methyl butanoic) cũng xuất hiện trong mùi hôi chân do hoạt động của vi khuẩn Staphylococcus epidermidis.

(bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vi khuẩn Brevibacterium tại đây).

II. Cách khắc phục tình trạng hôi chân, mùi khó chịu

Cách khắc phục xoay quanh việc xử các thành tố gây ra mùi khó chịu là: Vi khuẩn gây mùi, mồ hôi, da và bụi bẩn. 

Bạn có thể sử dụng tất dày hơn, phấn rôm, giày có lỗ thông gió giúp kiểm soát mồ hôi. Thay tất thường xuyên, vệ sinh giày, thay lót giày định kỳ, không sử dụng chung giày dép với người bị hôi chân. Ngâm chân nước muối hoặc thảo dược trung bình 2 tuần một lần để tẩy da chết, giảm stress và thải độc cơ thể. 

Ngoài ra một số sản phẩm có hương liệu, giúp che đi mùi hôi chân. Nhưng đối với những sản phẩm này chỉ có tác dụng đối với những ai bị nhẹ, gần như không có tác dụng với những người bị nặng. Đôi khi sử dụng những sản phẩm dạng này sẽ làm tình trạng của bạn nặng hơn. Vì những sản phẩm dạng này, đôi khi làm cho da bạn trở nên dính hơn vì những hương liệu. Điều này vô tình giúp vi khuẩn dễ bám vào da hơn, hỗ trợ cho vi khuẩn gây mùi phát triển. 

Ngoài ra bạn có thể sử dụng một số gợi ý từ dân gian như: 

Dùng gừng để khử mùi hôi, lá chè tươi, chanh tươi, phèn chua, lá lốt cũng là những sản phẩm từ thiên nhiên có khả năng sát trùng, khử mùi khá tốt.

Sư ra đời của dòng sản phẩm phẩm bột chống hôi chân CHC – Sản xuất theo công nghệ US Army

Theo một đơn đặt hàng, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã có một cuộc nghiên cứu đối với các chiến sĩ bộ đôi. Những người có thời gian đi giày vải là 8-10 tiếng/ngày, cường độ hoạt động nhiều, nhiều mồ hôi, giày bí hơi… nên tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn Brevibacterium phát triển. 

Sau hơn 1 năm nghiên cứu và thử nghiệm tính an toàn, bột chống hôi chân CHC ra đời với thành phần bao gồm: Kali nhôm sunfat khan, kẽm oxit, kẽm undecylenat, kaolin, silic dioxit. 

Tác dụng của các từng thành phần trong sản phẩm – Bột chống hôi chân CHC

Tác dụng kháng khuẩn chính là các hợp phần:Kali nhôm sunfat khan, kẽm oxit, kẽm laurat. 

– Kali nhôm sunfat có tác dụng hút ẩm, làm khô, tạo môi trường axit (pH khoảng 3,5), môi trường axit này là môi trường không thuận lợi, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, nấm men.

– Kẽm oxit có tác dụng khử mùi, diệt khuẩn, làm lành da, và chống vón cục. Kẽm oxide là một chất khử trùng nhẹ. Nó tác động vừa đủ để da tránh bị nhiễm trùng và không gây ra phản ứng phụ. Do đó, nó được sử dụng trong các loại bột, kem và thuốc mỡ, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh.

– Axit lauric là axit béo có nhiều trong dầu dừa có tác dụng ức chế vi khuẩn mạnh, nó đã được chứng minh là ức chế sự phát triển của vi khuẩn Brevibacterium gây thối. Axit lauric là một thành phần được sử dụng trong các ngành công nghiệp mỹ phẩm, chúng không gây ra các hiện tượng kích ứng, mẩn đỏ cho da khi sử dụng. Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa kỳ đã đánh giá axit lauric là một loại mỹ phẩm an toàn. 

Tìm hiểu thêm

Bạn có thể tìm hiểu thêm thêm về thông tin sản phẩm bột chống hôi chân CHC tại đây.

Có thể bạn quan tâm:

Đề tài nghiên cứu về sản phẩm bột chống hôi chân CHC

Cấu tạo và chức năng của da – Những loại vi khuẩn phổ biến thường phát triển trên da

Bài viết đã được tạo 25

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài liên quan

Bắt đầu nhập từ khoá bên trên và nhấp enter để tìm kiếm. Nhấn ESC để huỷ.

Trở lên trên
Liên Hệ